Đau bụng kinh là hiện tượng đau liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới (đau quằn quại kéo dài) kèm theo đau mỏi thắt lưng. Cơn đau có thể xuất hiện trước khi có kinh 1–3 ngày và kéo dài cho đến khi hết ngày kinh. Các mức độ có thể kéo dài từ ít gây ảnh hưởng đến ảnh hưởng nặng đến các hoạt động hàng ngày. Thật khó để dứt điểm tình trạng này, Trung tâm VMC xin mách bạn cách bấm huyệt giảm đau bụng kinh – phương pháp tuyệt vời cho những ngày đèn đỏ.
1. Những vấn đề liên quan đến đau bụng kinh
Bản chất của đau bụng kinh
Đau bụng dưới xảy ra khi các cơ của tử cung bị siết chặt (co lại). Các cơn co thắt nhẹ liên tục xảy ra trong tử cung của người phụ nữ, nhưng chúng thường nhẹ đến mức hầu hết phụ nữ chúng ta không thể cảm nhận được. Trong thời kỳ kinh nguyệt, thành tử cung bắt đầu co bóp mạnh hơn để giúp niêm mạc tử cung bong ra. Khi thành tử cung co lại, nó sẽ khiến các mạch máu trong tử cung của bạn bị co bóp theo. Điều này khiến cho nguồn cung cấp máu và cung cấp oxy đến tử cung của bạn tạm thời giảm đi. Nếu không có oxy, các mô trong tử cung của bạn sẽ tiết ra các chất hóa học và từ đó gây ra cơn đau.
Đau bụng kinh có phải là dấu hiệu cho một vấn đề sức khỏe nào đó?
Đau bụng kinh thường bắt đầu khi bạn bắt đầu ra máu, tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chị em phụ nữ bị đau từ 1-3 ngày trước khi hành kinh như một dấu hiệu báo trước.
Cơn đau âm ỉ có thể kéo dài 48 đến 72 giờ hoặc nhiều hơn. Và chúng ta cảm thấy đau nhiều nhất vào những ngày lượng máu kinh ra nhiều.
Các học viên của Trung tâm VMC đã từng chia sẻ, phần lớn các trường hợp đau bụng kinh là điều bình thường. Tuy nhiên nếu bạn bị đau quá dữ dội và kéo dài, có thể bạn sẽ nên đi thăm khám để kiểm tra một số vấn đề nguy cơ sau:
- Lạc nội mạc tử cung: Là khi khi các tế bào nội mạc tử cung (hay màng trong tử cung, là loại mô hình thành nên lớp niêm mạc tử cung) được tìm thấy bên ngoài tử cung của phụ nữ.
- U xơ tử cung: Là khối u lành tính ở cơ trơn của tử cung. Tình trạng này có thể gặp ở những phụ nữ trong độ tuổi từ 16 đến 50 tuổi, được giải thích bằng sự gia tăng của nồng độ hormon estrogen trong cơ thể phụ nữ.
- Viêm vùng chậu: Là tình trạng tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng của bạn bị nhiễm vi khuẩn, khiến chúng bị viêm nghiêm trọng
2. Bạn có thể làm gì để khiến những ngày đèn đỏ dễ chịu hơn?
Đối mặt với việc bị đau bụng kinh mỗi tháng có thể khiến bạn ám ảnh, bực bội cũng như đau đớn. Sau đây Trung tâm VMC sẽ chia sẻ cho bạn một số cách giúp cho ngày đèn đỏ trở nên dễ chịu hơn
Bổ sung thực phẩm tốt cho kỳ kinh nguyệt
Một số loại thực phẩm có thể giúp giảm đau bụng kinh một cách tự nhiên, thúc đẩy lưu lượng máu và thư giãn cơ vùng tử cung của bạn như cà chua, dứa và các loại gia vị như nghệ, gừng hoặc tỏi. Bên cạnh đó, bạn nên hạn chế các đồ uống có chứa caffein, những đồ ăn vặt và bổ sung thêm nước vào những ngày đèn đỏ này nhé
Chườm nóng
Việc chườm nóng vùng bụng dưới và lưng dưới giúp cơ bắp của bạn thư giãn, cải thiện lưu lượng máu và giảm căng thẳng. Bạn có thể mua túi chườm và làm ấm nó hoặc rang nóng ngải cứu tươi cùng muối, quấn vào một chiếc khăn và đắp lên bụng.
Bài tập nhẹ nhàng
Những ngày hành kinh, bạn vẫn có thể thực hiện những bài tập nhẹ nhàng cho cơ thể của mình sao cho phù hợp với thể trạng hiện tại như yoga, thiền, hoặc đơn giản chỉ là hít thở,… Những việc này cũng là cách hiệu quả giúp bạn giải tỏa căng thẳng tâm lý cho chính mình
Xoa bóp, bấm huyệt
Xoa bóp, bấm huyệt giảm đau bụng kinh là một cách tuyệt vời làm giảm đáng kể cơn đau ở phụ nữ. Không những thế, phương pháp này còn giúp chị em chúng ta dần dần điều hòa kinh nguyệt trở về ổn định hơn.
Trung tâm VMC xin chia sẻ đến bạn một số huyệt vị bạn có thể áp dụng cho những ngày đèn đỏ như:
Tam âm giao
Vị trí: Từ đỉnh mắt cá chân trong đo lên khoảng cách bằng bề ngang 4 ngón tay (3 thốn). Huyệt nằm ngay sau xương chày
Cách tác động: Khi day bấm huyệt, để tốt nhất chúng ta nên ngồi dưới đất hoặc trên ghế, sao cho hai cánh tay gập nhẹ vừa đủ ôm lấy cổ chân. Tay còn lại tác động lên huyệt đạo với một lực vừa đủ
Lưu ý: Đối với các trường hợp mang thai không tác động huyệt này
Thái Xung
Vị trí: Nằm giữa khe xương đốt bàn chân 1 và 2. Sờ ấn dọc ngón tay thao khe này thấy chỗ lõm nhất đó là huyệt
Cách tác động: Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái day ấn vừa phải vào huyệt
Hợp Cốc
Vị trí: Nằm ở chỗ gồ lên cao nhất khi chúng ta khép ngón tay cái và ngón tay trỏ lại với nhau
Cách tác động: Dùng ngón tay các của tay bên kia ấn thẳng vào huyệt, hướng lực hơi chếch về phía lòng bàn tay. Khi ấn đúng vào huyệt bày cảm giác căng tức có thể lan đến tận cổ tay
Lưu ý: Không tác động vào huyệt này khi đang mang thai
Ngoài ra, bằng cách tham gia Khóa học Chăm sóc điều hòa kinh nguyệt chủ động sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các vấn đề về đau bụng kinh, và được học, hướng dẫn chi tiết về cách bấm huyệt, hỗ trợ giảm bớt gánh nặng trong những ngày đặc biệt hàng tháng.
Để tham gia và nhận thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ tại website Trung tâm VMC hoặc HOTLINE: 0966.000.643 để được tư vấn hỗ trợ nhanh nhất.