Cách làm lẩu cháo lòng ngon chuẩn vị

Từ rất lâu rồi, cháo lòng đã trở thành một món ăn không thể thiếu trong nền ẩm thực phong phú và đa dạng của Việt Nam. Để biết cách làm lẩu cháo lòng thơm ngon, chuẩn vị, đậm chất dân dã và thôn quê, mời các bạn cũng theo dõi bài viết hướng dẫn chi tiết dưới đây của chúng tôi.

Cháo lòng là món ăn như thế nào?

Cháo lòng là món cháo được nấu theo cách thức nấu cháo thông thường, nhưng kết hợp với nước dùng ngọt nấu từ xương lợn hay nước luộc dồi, lòng lợn, và nguyên liệu chính cho bát cháo không thể không có các món lục phủ ngũ tạng lợn như dồi, tim, gan, dạ dày,…Khi thưởng thức cháo lòng, người ta thường ăn thêm tiết canh như một món khai vị, đôi khi kết hợp với rượu đế.

Cháo lòng tương đối phổ thông hay thậm chí khá bình dân trong nền ẩm thực Việt Nam, được bán rộng rãi trong cả nước.

cách làm lẩu cháo lòng

Nguyên liệu làm món lẩu cháo lòng

Nguyên liệu chuẩn bị gồm có:

  • Gạo nếp thơm (khoảng 1 nắm tay)
  • Gạo tẻ thơm (khoảng 1/2 bát)
  • đậu xanh (khoảng 1 nắm tay)
  • 500g xương lợn
  • 1 chiếc lưỡi lợn
  • 100g gan lợn
  • 200g tiết lợn
  • 300g lòng non
  • 100g sụn
  • tim, bầu dục, gan, dạ dày, thịt dải (tùy khẩu phần ăn nhiều, ít).
  • Hành lá, hành củ tím, gừng, rau mùi (ngò rí), mùi tàu (ngò gai), rau tía tô, rau răm
  • Lạc, hạt điều (tùy khẩu vị)
  • Ớt tươi
  • Chanh
  • Giấm
  • Gia vị muối, tiêu, mì chính, nước mắm
  • Nước lọc
  • Phễu hoặc có thể cắt chai nhựa làm phễu

Cách chọn mua nguyên liệu làm lẩu cháo lòng

Khi mua lòng, bạn nên lựa những phần lòng có màu tươi sáng và có vỏ ngoài bóng bẩy. Lòng ngon thì chắc chắn phần lòng phải căng và không bị hôi, tanh. Nếu bạn muốn mua ruột non thì nên chọn loại ruột bé, tròn đều, căng và bề mặt lòng có màu trắng hồng, bên trong lòng non có dịch màu trắng sữa. Nếu loại lòng non mà bạn muốn mua có dịch bên trong màu hơi vàng thì bạn không nên mua gì lòng thường sẽ bị đắng và ăn không ngon.

Cách làm lẩu cháo lòng ngon tại nhà

Cách làm phần dồi

Khâu đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất trong cách làm lẩu cháo lòng chính là làm dồi.

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Phần lòng dồi:  Lòng heo để đảm bảo an toàn vệ sinh các bạn nên lộn phần bên trong ra rồi nhào với bột mì để khử mùi tanh và các dịch nhờn. Sau đó rửa sạch và vắt thêm 2 trái chanh vào rửa lại cho sạch là xong.

Với phần rau răm, hành lá, ngò gai,…các bạn hãy rửa sạch với nước sau đó đem thái nhỏ là được.

Phần thịt mũi các bạn làm sạch với chanh, gừng và nước muối để khử mùi hôi. Sau đó đem trộn đều với hỗn hợp sụn xay.

Cuối cùng trộn hỗn hợp rau và thịt đã chuẩn bị trên với phần tiết, thêm mì chính và 1 chút tiêu, không nên cho mắm vì tiết đã có độ mặn sẵn.

Bước 2: Nhồi lòng

Buộc chặt một đầu lòng non lại, đầu còn lại bạn gắn vào đầu phễu và cột chặt.

Tiếp theo bạn múc hỗn hợp đã chuẩn bị vào phễu, khi đã múc vào một lượng vừa đủ thì bạn dùng tay vuốt nhẹ lòng non để dồn hỗn hợp ra phía sau và lòng được đều hơn. Cứ tiếp tục cho đến khi hết hỗn hợp hoặc hết lòng non.

Sau khi đã nhồi hết các bạn cột chặt đầu còn lại, lưu ý nên chừa ra 1 khoảng tầm 5cm không có nhồi để tránh tình trạng bục. Sau đó chia khúc dồi thành 3 đến 4 khúc tùy độ dài, dùng dây cột chặt lại. Cách làm này nhằm phòng trừ khi luộc nếu có bị bục thì chỉ bục một đoạn nhất định.

cách làm lẩu cháo lòng

Khi nhồi lòng, các bạn nên làm chậm rãi để dồi không bị rách. Sau khi nhồi lòng xong, các bạn đem luộc lòng với nước sôi. Lưu ý để lửa nhỏ và nên mở vung khi luộc. 

Khi tiết đã chín đen thì dùng kim hoặc tăm nhỏ chọc vào phần lòng để khí bên trong thoát ra ngoài. Sau đó đun nóng phần dồi thêm một chút là được. 

Cách làm phần cháo

Khâu tiếp theo trong cách làm lẩu cháo lòng đó chính là nấu cháo.

Sau khi luộc dồi xong, các bạn đừng đổ nước luộc đi vội, chúng ta sẽ sử dụng phần nước luộc này để nấu cháo bởi chúng ta sẽ tận dụng độ ngọt sẵn có của dồi trong phần nước luộc. Lưu ý là phần nước nhiều thì cháo mới không bị cô đặc.

Ngoài ra nếu bạn không thích màu đen của nước luộc dồi thì bạn cũng có thể đem xương heo hầm lấy nước ngọt để nấu cháo, như vậy cháo sẽ đẹp mắt hơn.

Gạo đem vo sạch để ráo và cho vào nồi nước lèo ninh. Nếu nấu bằng nước luộc lòng thì bạn lưu ý là nước đã có độ mặn sẵn rồi.

Nấu cháo theo tỉ lệ 5 nước 1 gạo. Ninh cho đến khi hạt gạo nở bung ra và có độ nhuyễn nhất định là được.

Bày trí và thưởng thức

Như vậy là cách làm lẩu cháo lòng đã xong, bây giờ chỉ việc bày trí và thưởng thức.

Tim, gan, dạ dày,… đem luộc chín và thái cùng với dồi. Sau đó xếp ra đĩa.

Chuẩn bị một ít hành khô rồi phi thơm. Phần hành khô này cũng sẽ cho vào nồi lẩu.

Các loại rau thơm rửa sạch và thái nhỏ, sau đó bày trên đĩa lòng để tăng tính thẩm mỹ.

Khi ăn, múc cháo ra tô, cho tim gan dồi và thêm một chút hành phi, rau thơm thái nhỏ vào để tăng thêm phần hấp dẫn. Ngoài ra, với nước dùng vẫn còn nóng hổi, các bạn có thể nhúng thêm rau sống tùy theo sở thích.

cách làm lẩu cháo lòng

Kết luận

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách làm lẩu cháo lòng thơm ngon, tròn vị. Hy vọng các bạn sẽ thực hiện thành công và có một nồi cháo thơm ngon, ấm cúng cho gia đình thân yêu của mình.

Facebook
Twitter
Pinterest
Telegram

TIN TỨC LIÊN QUAN

Chung cư Sky View Plaza
Logo