Một số điều cần lưu ý và mẫu giấy đặt cọc mua đất

Đặt cọc mua đất là một trong những quan tâm hàng đầu của người dân hiện nay. Vậy để hoàn thành thủ tục trên chúng ta cần lưu ý điều gì và mẫu giấy cọc mua đất như thế nào? Hãy cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

Chi tiết và hướng dẫn điền mẫu giấy đặt cọc mua đất 

mẫu giấy đặt cọc mua đất

Hình 1: Mẫu giấy đặt cọc mua bán nhà đất đơn giản

Bạn có thể tham khảo hướng dẫn điền mẫu đơn dưới đây:

  • Mục “Bên đặt cọc” tức là bên mua nhà đất. Trong mục này bạn cần điền đầy đủ các thông tin chính xác như họ và tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân, hộ chiếu. Và tất nhiên không thể thiếu nơi cấp, cơ quan cấp và hộ khẩu thường trú.
  • Mục “Bên nhận đặt cọc” tức là bên bán nhà đất. Tương tự như mục “Bên đặt cọc” bạn cũng cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin chính xác như trên về họ tên, năm sinh, số chứng minh nhân dân, … 
  • Mục “số tiền” cần lưu ý vì đây là mục quan trọng nên bạn cần phải ghi cụ thể số tiền đặt cọc bằng số và chữ 

Ví dụ: Số tiền là 700.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Bảy trăm triệu đồng)

  • Mục “Lý do đặt cọc” mục này cần nêu rõ lý do đặt cọc để nhận chuyển nhượng nhà đất vào ngày tháng cụ thể và có thể nêu thông tin nhà đất mà hai bên dự định thực hiện.
  • Mục “Thời hạn đặt cọc” cần ghi rõ đặt cọc ngày tháng năm cụ thể và thời gian đặt cọc bắt đầu, kết thúc

Ví dụ: 07 ngày kể từ ngày 22/4/2019 đến 29/4/2019.

Những điều cần lưu ý khi làm hợp đồng đặt cọc

  • Cần nắm rõ khái niệm và luật về đặt cọc trong chuyển nhượng nhà đất. Trích theo Khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân Sự 2015 có quy định như sau: “Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.”
  • Chúng ta chỉ nên đặt cọc số tiền không quá 20% giá trị nhà đất để đảm bảo quyền lợi cho cả bên bán và bên mua. Việc đặt cọc quá nhiều sẽ dễ gặp nhiều rủi ro vì nếu gặp phải nhiều lý do vô lý được đưa ra từ phía bên bán thì bên mua sẽ khó mà tiếp nhận được thỏa thuận và dễ mất tiền cọc
  • Việc đặt cọc không bắt buộc trong mua bán, chuyển nhượng nhà đất. Tuy nhiên, việc thực hiện điều này là cần thiết vì đây là biện pháp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ giữa hai bên. 
  • Để chuyển nhượng sử dụng đất hay mua bán nhà ở thì phải thực hiện các bước sau: 
  • Bước 1: Cần công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng, mua bán và các giấy tờ liên quan
  • Bước 2: Thực hiện kê khai nghĩa vụ tài chính
  • Bước 3: Làm thủ tục đăng ký biến động hay còn gọi là sang tên
  • Hợp đồng phải liệt kê rõ các điều khoản do hai bên thỏa thuận như số tiền, thời hạn đặt cọc và quyền, nghĩa vụ của từng bên. 
  • Trong các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật không có quy định bắt buộc phải công chứng các giấy tờ liên quan. Nhưng để tránh các rủi ro không đáng có thì hai bên nên công chứng giấy tờ để ghi nhận về việc giao nhận tiền đặt cọc.
  • Trích theo khoản 2 điều 328 Bộ luật Dân Sự năm 2015 thì việc bên nhận đặt cọc hoặc bên đặt cọc không thực hiện hợp đồng, giao kết theo thỏa thuận thì sẽ bị phạt cọc. Điều này được quy định như sau:
  • “Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
  • Ví dụ: Bên A muốn mua nhà của bên B nên thỏa thuận đặt cọc 200 triệu đồng, nhưng sau đó bên B từ chối không bán nhà thì bên B phải trả cho bên A 200 triệu đồng tiền cọc ban đầu và 200 triệu đồng tiền phạt cọc đi kèm.  
  • Lưu ý trích theo điều 117 quy định bộ luật Dân Sự 2015 thì hợp đồng đặt cọc sẽ bị vô hiệu nếu gặp phải các trường hợp sau:
  • Người tham gia đặt cọc mất đi năng lực hành vi dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự không phù hợp như người mắc chứng bệnh tâm thần, thiểu năng trí tuệ, … 
  • Người tham gia giao dịch bị cưỡng ép hoặc lừa đảo.
  • Tài sản giao dịch vi phạm pháp luật 
  • Nội dung giao dịch có dấu hiệu vi phạm điều cấm của pháp luật hay trái với đạo đức xã hội.
  • Giao dịch thỏa thuận đặt cọc giữa hai bên không có giấy tờ rõ ràng. 
mẫu giấy đặt cọc mua đất

Hình 2: Bên mua cần xác định tính hợp pháp của bất động sản để tránh gặp phải rủi ro trong việc thỏa thuận đặt cọc mua nhà đất.

Trong bài viết trên chúng tôi đã cung cấp thông tin chi tiết và hướng dẫn điền mẫu giấy đặt cọc mua đất cũng như các lưu ý trong việc thực hiện mua bán chuyển nhượng nhà đất. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bạn đọc! 

Facebook
Twitter
Pinterest
Telegram

TIN TỨC LIÊN QUAN

Chung cư Sky View Plaza
Logo