Thế nào là văn hóa giao thông? Thực trạng và cách thức xây dựng văn hóa giao thông

Bạn đang thắc mắc thế nào là văn hóa giao thông? Thực trạng văn hóa giao thông ở Việt Nam như thế nào? Cách thức xây dựng văn hóa giao thông ra sao? Để giải đáp tất cả những thắc mắc này hãy cùng chúng tôi theo dõi hết bài viết dưới đây nhé!

thế nào là văn hóa giao thông

Thế nào là văn hóa giao thông?

Thế nào là văn hóa giao thông?

Trước khi tìm hiểu thế nào là văn hóa giao thông bạn cần hiểu rõ khái niệm của văn hóa, vậy văn hóa là gì? Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do chính con người tạo ra trên nền tảng của thế giới tự nhiên, bao gồm khía cạnh phi vật chất như ngôn ngữ, lối sống, tư tưởng…và khía cạnh vật chất như nhà cửa, phương tiện, quần áo…

Bởi vậy văn hóa chính là cái gốc của một xã hội được gọi là văn minh, trong đó văn hóa giao thông góp phần không nhỏ để tạo nên xã hội văn minh đó, đồng thời là nền tảng vững chắc đảm bảo sự phát triển bền vững của một quốc gia.

Văn hóa giao thông – Traffic culture là trình độ phát triển của con người biểu hiện qua những hành động di chuyển khi tham gia giao thông hoặc có thể hiểu là ý thức, thái độ, hành vi chấp hành luật lệ giao thông của con người khi tham gia giao thông.

Nhìn nhận cụ thể theo khái niệm văn hóa thì văn hóa giao thông thuộc khía cạnh phi vật thể thể hiện ở tập hợp các cách ứng xử, chấp hành những quy định của pháp luật về giao thông dựa trên cơ sở những chuẩn mực đạo đức của xã hội, đảm bảo an toàn và trật tự công cộng.

thế nào là văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông là gì?

Còn theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia nhận định rằng trong văn hóa giao thông có 3 tiêu chí cụ thể là:

  • Nhận thức và hành động, sự hiểu biết đầy đủ về giao thông và tự giác chấp hành đúng những quy định, luật lệ của pháp luật đã quy định rõ, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
  • Có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng và luôn tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ người khác.
  • Thái độ ứng xử văn minh, lịch sự, tuân theo pháp luật khi xảy ra va chạm giao thông.

Vì vậy, việc xây dựng văn hóa giao thông có ý nghĩa to lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của một đất nước, góp phần hạn chế hiện tượng ùn tắc, tai nạn giao thông khi điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đủ đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội. Về lâu dài, sẽ tạo nên nền tảng vững chắc cho một hệ thống giao thông đô thị hiện đại, văn minh, thân thiện, an toàn vì chính những người tham gia giao thông.

Để xây dựng được một nền văn hóa giao thông hiện đại, văn minh cần có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý ban hành các bộ luật an toàn, hành vi ứng xử bắt buộc và ý thức, thái độ của từng cá nhân khi tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông có thể xảy ra. 

Thực trạng văn hóa giao thông của Việt Nam 

Thực trạng văn hóa giao thông của Việt Nam còn nhiều hạn chế, chậm hơn so với rất nhiều nước phát triển, cụ thể như:

  • Cơ sở hạ tầng nhỏ hẹp không đáp ứng đủ số phương tiện lưu thông, chất lượng xuống cấp trầm trọng, một số con đường đã hư hại ở mức báo động nhưng vẫn đang được con người khai thác sử dụng.
  • Các phương tiện giao thông lạc hậu, cũ nát, không đảm bảo chất lượng và các hệ số an toàn kỹ thuật vẫn còn tham gia lưu thông trên đường gây ra hiện tượng ô nhiễm tiếng ồn, ô nhiễm không khí.
  • Sự mất cân đối giữa các phương tiện giao thông lưu thông trên đường, đặc biệt là sự bùng nổ của xe máy cá nhân gây ra hiện tượng quá tải, ùn tắc giao thông vào các khung giờ cao điểm khiến cho người tham gia giao thông luôn mất một khoảng lớn thời gian chỉ đứng ngoài đường chờ xe chạy.
thế nào là văn hóa giao thông

Thực trạng văn hóa giao thông tại Việt Nam

Bên cạnh đó, thực trạng về ý thức của một số người tham gia giao thông còn kém như đậu đỗ xe tràn lan, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, lạng lách, đánh võng, lái xe khi uống rượu bia, phóng nhanh, vượt ẩu, đi sai làn đường, gây ra những vụ tai nạn thương tâm không đáng có.

Ngoài ra không thể không kể đến sự tắc trách của ban điều hành, quản lý giao thông khi đang còn tình trạng nhận tiền hối lộ khi vi phạm giao thông, chưa thực sự kiên quyết, kịp thời chỉnh sửa trong việc điều hành giao thông.

Cách thức xây dựng văn hóa giao thông

Qua những thực trạng ở trên cho thấy người tham gia giao thông cần phải nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông; bộ phận cán bộ điều hành, quản lý giao thông luôn luôn cố gắng sáng tạo đổi mới cách thức điều hành, điều tiết phương tiện phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên mọi tuyến đường.

thế nào là văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông

Ngay từ hôm nay hãy tạo nên một nền văn hóa giao thông văn minh, hiện đại bằng những thói quen nhỏ nhất như đội mũ bảo hiểm, đi đúng làn đường, đúng tốc độ quy định, chấp hành nghiêm các tín hiệu giao thông khi tham gia giao thông.

Hy vọng qua bài viết trên đây có thể cung cấp những thông tin cần thiết giúp bạn nắm rõ khái niệm thế nào là văn hóa giao thông cũng như thực trạng và cách thức xây dựng một nền văn hóa giao thông văn minh, hiện đại trong tương lai.

Facebook
Twitter
Pinterest
Telegram

TIN TỨC LIÊN QUAN

Chung cư Sky View Plaza
Logo