Tìm hiểu cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ giời leo có lây không, có gây nguy hiểm không? Giời leo được biết là một trong những bệnh thường gặp trong các bệnh lý về da liễu. Bệnh được xác định là do nhiễm siêu vi có hướng thần kinh và da. Đây có thể thể hiểu là loại virus gây bệnh thủy đậu. Nhiều người mắc thủy đậu nhưng sau khi đã khỏi thì virus vẫn có khả năng tồn tại nhiều năm trong các hạch thần kinh cảm giác ở cạnh cột sống dưới dạng tiềm tàng, sau đó có thể trở lại gây bệnh giời leo hay chính là zona. Vậy bệnh này có lây từ người sang người hay không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về loại bệnh này cũng như mức độ nguy hiểm của nó trong bài viết ngày hôm nay nhé!
Giải đáp câu hỏi giời leo có lây không?
Đáp án cho câu hỏi giời leo có lây không? Chính là không lây. Tuy nhiên, đối với những người chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc chưa tiêm vaccine phòng bệnh thủy đậu thì vẫn sẽ có khả năng nhiễm thủy đậu khi tiếp xúc với người mắc giời leo.
Làm thế nào khi mắc giời leo?
Điều trị khi mắc giời leo được chia làm hai giai đoạn.
Giai đoạn thứ nhất được xác định là giai đoạn phát hiện sớm:
- Bạn sử dụng thuốc kháng virus mang tên Acyclovir.
- Liều dùng (dành cho người lớn): 800mg x 5 lần/ngày trong 7 – 10 ngày.
- Bạn sử dụng thuốc giảm đau gồm: Paracetamol + Codein.
- Nếu bạn chưa đỡ đau có thể tham khảo thêm những loại thuốc mang tên Gabapentin hoặc Amir Tryptriptylin.
- Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào bạn cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp bạn có bội nhiễm cần sử dụng thêm các loại kháng sinh phối hợp và kết hợp với các loại vitamin B để cơ thể không bị mệt.
Giai đoạn thứ hai là điều trị sau zona:
- Để có thể điều trị sau zona, bạn sẽ sử dụng khá nhiều các loại thuốc kháng sinh khác nhau như Paracetamol, Aspirin cùng các loại thuốc giảm đau thần kinh như Carbamazepin có công dụng giảm đau, giảm cảm giác rát bỏng, đau nhói giật từng cơn. Loại thuốc này chủ yếu dùng cho người lớn với liều dùng khoảng 200 – 600mg/ngày ( khoảng 1 – 3 viên/ngày) tùy cơ địa của mỗi người.
- Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng cũng sẽ gặp một số tác dụng phụ bạn dễ mắc phải như chóng mặt, buồn nôn ở thời điểm bắt đầu điều trị, sau đó bạn tăng dần liều dùng khi cơ thể đã thích nghi với loại thuốc này hơn.
- Sử dụng Gabapentin với liều dùng là 2 – 5 viên/ngày. Trong quá trình sử dụng, loại thuốc này cũng gây buồn ngủ, nhức đầu, chóng mặt hoàn buồn nôn,…
- Sử dụng Pregabalin với liều dùng khoảng 150 – 300mg/ ngày
- Sử dụng Amitriptyline với liều dùng khoảng 25 – 75mg/ngày. Khi bạn sử dụng loại thuốc này cũng sẽ gây ra những tác dụng phụ khó tránh khỏi như hạ huyết áp, ngủ gà, khô miệng, lú lẫn, táo bón,…
Đối tượng nào dễ mắc zona?
Bệnh giời leo hay zona chủ yếu xảy ra ở những người đã từng mắc thủy đậu. Trẻ em nên được tiêm chủng các loại vacxin để ngăn ngừa bị thủy đậu từ khi còn nhỏ. Theo thống kê, >10% bệnh nhân bị thủy đậu lúc nhỏ sẽ mắc Zona khi về già, đây là những người có độ tuổi chủ yếu >65 tuổi.
Các đối tượng dễ mắc Zona:
- 50% người già = 80 tuổi.
- 50% người được ghép thận hay ghép tủy xương.
- Những người nhiễm HIV/AIDS hay bị ung thư các loại, không kể tuổi tác.
- Những người đang sử dụng các loại thuốc ức chế miễn dịch, các loại thuốc có chứa corticoids trong thành phần nếu lâu ngày sẽ trở nên bị điều trị suyễn hay viêm khớp,…
Nhận biết dấu hiệu, triệu chứng của bệnh giời leo
Triệu chứng của bệnh giời leo thường là có mẩn đỏ rát một bên mặt hay trên cơ thể. Những vết mẩn này sẽ rộp lên tạo thành những vảy trong khoảng 7 – 10 ngày, sau đó sẽ tự biến mất trong khoảng 2 – 4 tuần. Trước khi phần mẩn đỏ xuất hiện, người bệnh sẽ cảm thấy đau, ngứa rát ở vùng da có mẩn đỏ xuất hiện. Thông thường, những vết mẩn sẽ là một dải chạy dài bên trái hoặc bên phải của cơ thể. Ngoài ra, trong một số trường hợp, vết mẩn đỏ sẽ xuất hiện chỉ ở một bên của gương mặt.
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp hiếm gặp khi những vết mẩn đỏ có thể lan rộng và nhìn khá giống bệnh thủy đậu. Di chứng của bệnh giời leo cũng có thể gây ảnh hưởng tới một trong 2 mắt cũng như gây ra những hệ lụy khó lường khác.
Bên cạnh những triệu chứng biểu hiện rõ trên khuôn mặt cũng có một vài biểu hiện khác như sốt, đau đầu, ớn lạnh, đau bụng. Một số người khi mắc giời leo cũng có thể sẽ rất đau ở vùng da bị mẩn đỏ sau khi vết mẩn đỏ biến mất. Có thể hiện tượng này sẽ biến mất trong khoảng thời gian ngắn như vài tuần hay vài tháng nhưng tình trạng này cũng có thể tái diễn.
Như vậy, bài viết hôm nay đã gửi đến các bạn những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh giời leo có lây không?. Có thể thấy, bệnh giời leo không lây từ người sang người nhưng bệnh cũng để lại khá nhiều những di chứng sau này, gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống của người bị bệnh. Do đó, bạn nên đi tiêm chủng những vacxin ngăn ngừa thủy đậu hay zona để tránh những rủi ro có thể gặp phải. Bên cạnh đó, khi thấy cơ thể có một vài dấu hiệu của bệnh giời leo, các bạn nên đến ngay những cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tìm ra được phương pháp chữa trị kịp thời.